Bước 1: Nghiên cứu nhiệm vụ, xác định tính chất, mục tiêu của quy hoạch:
· Bước 2: Nghiên cứu điều kiện hiện trạng và bối cảnh quy hoạch:
– Thu thập tài liệu có liên quan;
– Đánh giá hiện trạng qua quá trình đi thực địa;
– Phân tích các số liệu, tài liệu, bản đồ thu được. Đánh giá điều kiện hiện trạng, tự nhiên, dân cư, lao động, thu nhập, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi trường;
– Phân tích mối liên hệ của khu vực với các khu vực khác trong vùng, các dự án có liên quan;
– Đánh giá hiện trạng tổng hợp đất xây dựng, hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật;
– Tham vấn cộng đồng, các cơ quan và thành phần có liên quan về các đánh giá điều kiện hiện trạng và mong muốn trong tương lai.
· Bước 3: Nghiên cứu cấu trúc quy hoạch:
– Xác định tính chất, chức năng khu vực lập quy hoạch;
– Xác định quan điểm lập quy hoạch và lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật;
– Dự báo quy mô dân số, quy mô sử dụng đất;
– Nghiên cứu phương án cơ cấu quy hoạch và các ý tưởng chính về tổ chức không gian và phân khu chức năng. Tính toán sơ bộ cơ cấu sử dụng đất của từng phương án. So sánh lựa chọn phương án theo tiêu chí về kinh tế, xã hội, kiến trúc cảnh quan, môi trường, vốn đầu tư và mức độ đáp ứng mục tiêu thiết kế ban đầu cũng như các tiêu chuẩn, quy phạm…
– Báo cáo cộng đồng, các cơ quan và thành phần có liên quan.
· Bước 4: Lập hồ sơ quy hoạch phân khu:
– Lập quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;
– Lập quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan;
– Lập quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
– Đánh giá môi trường chiến lược;
– Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng.
· Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch phân khu – trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt:
– Chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung của quy hoạch phân khu;
– Soạn thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu;
– Trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
· Bước 6: Phê duyệt quy hoạch – công bố quy hoạch.
Chuyển giao quản lý và thực hiện quy hoạch.